Hệ thống quản lý y tế xã phường

Giới thiệu hệ thống

Giới thiệu chung

Hiện nay, mỗi xã phường đều có Trạm y tế với vai trò hết sức quan trọng là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trong từng xã, đặc biệt là các xã nằm ở các khu vực kém phát triển. Hằng ngày các nhân viên trạm y tế phải tiếp khoảng trên 50 lượt khám với nhiều thông tin như: bệnh, thuốc, dịch tễ, các chương trình sức khỏe, thông tin người khám, thiết bị y tế, các thống kê báo cáo vv…tất cả thông tin này cần phải lưu trữ, theo dõi thường xuyên. Nhưng từ trước tới nay việc xử lý hàng loạt các nội dung công việc trên đều được ghi chép thủ công bằng sổ sách. Dẫn đến rất khó trong việc đảm bảo thông tin cập nhật được chính xác, kịp thời. Vì vậy dẫn đến việc quản lý ngành của Phòng y tế Quận huyện, hay Sở y tế các tỉnh thành trở nên khó khăn hơn.

Từ thực tế trên, qua 1 thời gian dài khảo sát và tiếp nhận ý kiến – Công ty Giải pháp Công nghệ NiDi đã nghiên cứu và xây dựng thành công Hệ thống phần mềm Quản lý y tế xã phường nhằm đem lại một giải pháp toàn diện cho công tác quản lý các hoạt động của Trạm y tế tại các địa phương với những điểm cần chú ý:

  • Phần mềm chạy trên môi trường internet
  • Hệ thống vận hành online hoặc offline
  • Dữ liệu tập trung trên máy chủ(server), rất thuận tiện cho các cấp quản lý như: Phòng y tế - Sở y tế - Bộ y tế kiểm tra, xem báo cáo trực tiếp mà luôn đảm bảo độ chính xác và cập nhật kịp thời
  • Hệ thống không đòi hỏi nhiều về cơ sở hạ tầng CNTT, mỗi Trạm y tế chỉ cần có 1 máy tính kết nối internet trở lên là có thể vận hành tốt phần mềm.
Với những đặc tính trên Hệ thống tạo thành một công cụ quản lý hết sức linh hoạt và thuận tiện. Rất phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT của các trạm y tế của Việt Nam hiện nay.


Mô hình triển khai

Cụ thể hóa chức năng quản lý bao gồm:

  • a. Quản lý dân số:
    • Quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, tách khẩu.
    • Quản lý đăng ký khai sinh, khai tử.
  • b. Quản lý thuốc, thiết bị - vật tư:
    • Quản lý thông tin về thuốc, thiết bị, vật tư.
    • Các thông tin sử dụng trong bảo hiểm, hay ngoài bảo hiểm.
    • Quản lý được việc nhập thuốc, …
  • c. Quản lý khám chữa bệnh:
    • Quản lý phiếu khám, số đăng ký bảo hiểm cho đối tượng trong xã, vãng lai..
    • Quản lý quá trình khám – chữa bệnh, cấp thuốc cho các đối tượng..
    • Quản lý được việc chuyển viện cho cấp trên.
  • d. Quản lý chương trình CSSK:
    • Quản lý thông tin về chăm sóc sức khỏe, các chương trình về tiêm chủng cho các đối tượng, chương trình phòng chống dịch bệnh...
  • e. Quản lý nhân sự:
    • Quản lý thông tin nhân sự trong ngành, ngoài ngành.
    • Quản lý được thông tin liên quan đến nhân sự khi tham gia khám và điều trị bệnh, cấp phát thuốc, .
  • f. Quản người dùng:
    • Quản lý được thông tin người dùng tham gia vào hệ thống, chức năng thực hiện.., nhận gửi báo cáo..
  • g. Quản lý hệ thống báo cáo:
    • Các mẫu biểu báo cáo cơ bản, sổ ban đầu sức khỏe sinh sản, sổ khám, sổ tiêm chủng, ..
    • Các mẫu báo cáo tương ứng cho mỗi cấp gửi cấp trên.